Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Vé máy bay đi Đà Nẵng giá rẻ 2015

Kinh nghiệm săn , các thông tin liên quan. Chia sẻ kinh nghiệm đặt giữ chỗ (book vé), thanh toán và xuất vé tìm các chuyến bay. Hãy đăng ký để nhận bản tin vé máy bay tết đi Đà Nẵng nhé !! Cùng nhau chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang cho chuyến du lịch .

Giới thiệu tổng quan về Đà Nẵng


Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của tổ quốc Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng như đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra vùng Biển Đông của các tỉnh của miền Trung và khu vực Tây Nguyên và các nước. Đà Nẵng hiện nay có hơn 8 quận, huyện với tổng diện tích là 1285.4 km2. Theo kết quả điều tra năm 2009 thì dân số thành phố là 887.435 người . Năm 2011, dân số thành phố tăng thêm 951,7N người. Tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn (GRDP) năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng . Trong ba năm liền từ 2008-2010, Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu trên cả nước. Tuy nhiên từ năm 2012,PCI của Đà Nẵng tụt xuống thứ 12-63 tỉnh, TP . Trong những năm sắp tới, Đà Nẵng sẽ tích cực đầu tư xây dựng cs hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và trở thành “thành phố đáng sống” của Việt Nam.


Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo và núi cao. Đ.Hải Vân cheo leo và hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.



Những điểm du lịch hấp dẫn tại Đà Nẵng



Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo và các dãy núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.



Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Tp. Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa TG: Huế, Hội An (HA), Mỹ Sơn (MS). Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.


Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng về Đông Nam. Của Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi cao: Kim Sơn(KS), Mộc Sơn(MS), Thủy Sơn(TS), Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn(HS) và Thổ Sơn(TS) tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có nhiều chim yến đến làm tổ và sinh sống và nhiều chùa chiền rất cổ. Dưới chân núi còn có các làng nghề đá Non Nước (NN) rất nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển NN còn khá hoang sơ.


Bà Nà – Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía TN. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà – Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà – Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2009, thành phố đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo hiện đại lên đỉnh Bà Nà với 2 kỉ lục Thế giới: tuyến cáp treo một dây dài nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291 m).


Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.


Đèo Hải Vân (được mệnh danh là “Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan”) là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam – Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ “mang gươm đi mở cõi” của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.



Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như siêu thị Đà Nẵng, siêu thị Metro, đại siêu thị BigC, siêu thị Intimex, siêu thị Rosa Bài Thơ, siêu thị Nhật Linh, siêu thị Đại Dương… Đây là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.


Đà Nẵng có nhiều món ăn đặc sản như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, Bánh xèo, thịt bê thui, bún chả cá, bún mắm, bánh khô mè, nước mắm Nam Ô.. có thể mua về làm quà biếu.


Đi du lịch Đà Nẵng vào thời điểm nào?



Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.



Thành phố Đà Nẵng không có thời gian quá nóng, nhiệt độ trung bình 28-30°C ở vào tháng 6, 7, 8. Các tháng mùa đông như 12, 1, 2 thích hợp cho du lịch vì lúc này nhiệt độ chỉ vào khoảng 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C có thể gọi là Thiên đường du lịch mới của Việt Nam.


Phương tiện di chuyển tại Đà Nẵng


Đà Nẵng có hệ thống taxi, honda phục vụ việc đi lại thuận tiện, hệ thống đô thị ở Đà Nẵng cũng được cải tiến khá đẹp và thuận lợi với nhiều con đường lớn như Bạch Đằng, Điện Biên Phủ.


Đà nẵng còn có tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Hòa Châu. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu trên tuyến đường sắt Bắc – Nam.


Truy cập hệ thống thường xuyên để cập nhật được giá vé rẻ nhất đi Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng có sân bay quốc tế phục vụ các đường bay nội địa và một số tuyến quốc tế như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc. Tuy chỉ là sân bay quy mô nhỏ, nhưng sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện nay vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

8 điểm đến chụp ảnh đẹp nhất ở Hà Nội

Ga Yên Viên, Cầu Long Biên hay các con phố trải đầy lá vàng rơi luôn là nơi khơi gợi cảm hứng sáng tác cho các tay ảnh.

1. Vườn nhãn dưới chân cầu Vĩnh Tuy

Khoảng 2 năm nay, vườn nhãn với khoảng 500 cây gần chân cầu Vĩnh Tuy (quận Long Biên, Hà Nội) đã trở thành địa điểm thu hút giới trẻ tới chụp ảnh.

Ở đây có những bãi cỏ rộng thênh thang, hấp dẫn các bạn trẻ bởi phong cảnh hữu tình.Tuy nhiên để vào được vườn nhãn các bạn trẻ sẽ phải trải qua con đường gồ ghề, trời mưa rất lầy lội, còn trời nắng bụi bay mịt mù. Nhưng "Vương quốc bọ xít" rộng vài ha nên các đôi tha hồ chọn vị trí tạo dáng mà không phải đợi chờ nhau.


2. Ga Yên Viên

Địa điểm: Đi theo hướng Bắc Ninh rùi qua Cầu Đuống đâm thẳng sẽ thấy Ga Yên Viên nằm bên tay trái.


Quang cảnh yên bình với những đoàn tàu trải dài, nơi đây phù hợp với những bạn thích mày mò cái mới mẻ, cổ điển và có chút cá tính.


3. Vườn hoa Nhật Tân

Địa điểm: Đi vào từ ngõ 264 Âu Cơ, Quận Tây Hồ.

Ở đây quanh năm có hoa nở, từ bách nhật, hướng dương, hoa cánh bướm, hoa móng rồng… tha hồ để các cặp đôi và các bạn trẻ tạo dáng.

Lệ phí để vào mỗi vườn là 20.000 đồng/người, đối với các cô dâu chú rể, chi phí có thể lên tới 200.000 đồng – 300.000 đồng mỗi đôi.


4. Các con phố lá vàng rơi

Địa điểm: Đường Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ, Kim Mã.

Các con đường này đẹp nổi tiếng tại Hà Nội với những hàng cây dài hun hút, tạo nên cảm giác yên bình, trong lành.

Bất cứ khi nào bạn dạo bước tới đường Kim Mã, đoạn gần khu Ngoại giao đoàn và phố Vạn Phúc, bạn đều có thể tìm được những góc đẹp để chụp ảnh. Mùa xuân, đoạn đường phủ đầy chồi non đỏ rực của những cây bằng lăng san sát. Mùa hè, thảm cỏ xanh mướt mát trở nên rực rỡ hơn trong nắng. Mùa thu, lá vàng rụng đầy con đường và ngay cả mùa đông đường Kim Mã với hàng cây khẳng khiu cũng thu hút các bạn teen mê mẩn pose hình.


5. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Mùa thu Quốc Tử Giám để lại ấn tượng rất đặc biệt trong lòng người Hà Nội và du khách đến thăm. Đó là lá vàng rơi, bãi cỏ xanh cùng những tòa nhà cổ kính từ thời Lý. Nơi này luôn là lựa chọn đầu tiên của những anh chàng, cô nàng sinh viên muốn lưu giữ lại những kỉ niệm nơi giảng đường.

Ở bất kì góc nào, người ta cũng có thể thấy hình ảnh của những bộ áo dài thướt tha, những tay máy nghiệp dư nhưng lại rất nhiệt tình.


6. Hoàng thành Thăng Long

Địa điểm: Nằm trên đường Hoàng Diệu.

Không có quá nhiều điểm đặc biệt nhưng nơi đây thu hút các thợ ảnh bởi khung cảnh cổ kính, tạo nên cảm hứng sáng tác nghệ thuật.


7. Cầu Long Biên

Cầu Long Biên không chỉ là một chứng nhân lịch sử, nối đôi bờ sông Hồng mà còn nối liền cuộc sống bình dị, hoang sơ của người dân bãi giữa sông Hồng với sự náo nhiệt chốn phồn hoa đô thị.

Mỗi khoảnh khắc trong ngày đều đem đến cho cây cầu lịch sử này một vẻ đẹp khác nhau. Nếu sáng sớm, cây cầu thấp thoáng trong màn sương giăng giăng phía sau bãi giữa sông Hồng thì lúc chiều buông, cầu Long Biên lại trở nên trầm mặc cổ kính như người nghệ sĩ lúc tuổi xế chiều.


8. Hồ Gươm và Phố cổ

Địa điểm: Xung quanh Hồ Gươm, các con phố cổ.

Nếu muốn lưu giữ lại nét đẹp trầm mặc, dịu dàng của Hà Nội thì khu vực phố cổ là điểm đến thích hợp nhất. Khung cảnh cây xanh ven hồ Hồ Kiếm, với cầu Thê Húc màu son, Tháp Rùa nổi bật giữa hồ. Còn khu bàn cờ với phố Hàng Mã luôn rực rỡ đèn lồng, Hàng Vải với những thanh tre, nứa tạo nên hình dáng độc đáo hay những khu phố nghề cũ cũng sẽ là phông nền đẹp mắt.


Khi thu sang, hồ Gươm mang một vẻ đẹp lạ, gió thu se se lạnh, người ta có thể cảm nhận rõ mùi lá khô rụng hòa quyện với mùi nước và đất. Thời điểm này cũng là lúc những chùm hoa lộc vừng đỏ rực duyên dáng rủ xuống mặt hồ. Nếu như cuối đông, lộc vừng thay lá vàng rực thì cuối thu, cây trổ hoa đỏ như những tấm màn buông bên mặt nước. Trời nước trong xanh và hoa lộc vừng sẽ tạo nên một khung cảnh nên thơ tuyệt đẹp.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Hấp dẫn với hải sản ở làng bè Long Sơn

Long Sơn, từ vài ba năm trở lại đây là một trong những nơi chuyên cung cấp hàu cho TP.HCM với số lượng vài tấn mỗi ngày. Ngoài các danh lam thắng cảnh như núi Lớn, núi Nhỏ, bãi trước, bãi sau, bãi dứa, bãi dâu, bạch dinh, Thích Ca phật đài, lăng cá ông, tắm biển Thùy Vân, Đất Việt Tour sẽ đưa quý khách đến tham quan, ngắm cảnh, câu cá và thưởng thức hải sản tươi sống ngay trên nhà hàng bè nổi Long Sơn.


Ngồi ăn uống trên nhà hàng làng bè Long Sơn "dã chiến", sóng nước cứ dập dềnh, dập dềnh cũng là cái thú. Nhà hàng làng bè Long Sơn sức chứa trên 200 khách, sắp xếp bàn ăn ngồi kiểu Hàn Quốc gần gũi và thân thiện. Từ trong nhà hàng nhìn ra mặt sông lăn tăn gợn sóng đón những cơn gió mát lạnh thổi vào như xua tan bao mệt nhọc trước khi thưởng thức đặc sản trên bè.


Hải sản thường hấp dẫn du khách ở các món cá mú, cá bớp, cá chẻm, hàu sống ăn mù tạt, hàu né, cá nâu nướng muối ớt, ghẹ nướng, cua rang me, cua Long Sơn, lẩu canh chua cá dứa, cá tráp hấp hành… Đặc sản thuộc loại hiếm ở đây chính là loại ốc gai.



Ngoài những món đã đặt trước, quý khách có thể ngắm đàn cá bơi lội giữa các ô nuôi trong bè. Nhà bè được chia thành những ô vuông bằng những lối đi lát gỗ, mỗi ô vuông là một lồng bè nuôi cá bớp, cá chẻm, cá mú… Thấy bóng người, những con cá bớp to như cá lóc bông lao tới đòi ăn, quẫy nước mạnh đến nỗi văng cả vào người các vị khách đứng xem, thích loại hải sản nào quý khách chỉ việc gọi anh bồi bàn và kêu thợ mang vợt ra bắt ngay cá tươi sống đưa vào nhà bếp, chỉ 10 đến 15 phút là đã có ngay món mới do chính quý khách lựa chọn.


Việc bắt cá ở cửa sông này quá dễ, thả xuống những chiếc lồng sắt, làm chà dụ cá vào ở và chờ đến lúc nước cạn là dùng ròng rọc quay lồng trở lên bắt cá. Cá nâu, cá ngát, cá chẻm, cá dứa, cá lù đù… thường tụ tập cạnh các nhà bè nuôi cá để ăn những thức ăn thừa, do đó đoạn cửa sông này là nơi khá lý tưởng cho dân ghiền câu cá từ thành phố xuống đây vào các ngày cuối tuần.


Bên cạnh nhà hàng làng bè Long Sơn là các bè nuôi hàu. Khoảng 20 bè được cột vào nhau, nổi trên mặt nước nhờ những thùng phuy nhựa, phía trên đầy ắp giàn cây treo những tấm tôn. Những con hàu cỡ ba tháng tuổi bám chặt vào các tấm tôn, to cỡ con sò điệp, chốc chốc lại hé miệng phun nước. Người nuôi hàu chẳng phải tốn thêm một đồng thức ăn hay con giống nào ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, và chỉ việc lựa chỗ nước chảy nhiều neo bè thả những tấm tôn cho hàu tự bám. Hàu nuôi cỡ 10 - 11 tháng mới thu hoạch.


Khoảng ba năm qua, vùng cửa sông Chà Và này của Long Sơn bỗng phát triển nghề nuôi cá bè mà xuất phát điểm là từ các nhà kinh doanh người Đài Loan. Với ưu thế về sự trong lành của môi trường, địa thế kín gió, có thể tránh được bão, làng bè Long Sơn đã phát triển đến nay trên 20 nhà bè, có cái rộng đến cả chục hecta. Đa số chủ bè là người Đài Loan, Trung Quốc. Họ thuê công nhân từ các tỉnh miền Tây, có bè đến 50 - 60 công nhân.


Nhà bè được đầu tư khá quy mô, bài bản, hoạt động theo một quy trình khép kín. Trên bè có cả xưởng chế biến thức ăn cho cá, xưởng sửa chữa, may vá lưới, có phòng đông lạnh các loại cá làm thức ăn cho cá nuôi. Máy phát điện mỗi nhà bè có đến 3 - 4 cái loại công suất lớn, không chỉ đủ khả năng chiếu sáng "công trường" mà còn đủ cho cả phòng đông lạnh. Buổi tối ở đây sáng rực như Sài Gòn, các văn phòng làm việc cũng đầy đủ tiện nghi, có cả ăngten parabol thu sóng vệ tinh…

Du lịch biển Khai Long - thoả sức đắm mình trong làn nước mát

Khai Long là một bãi cát giồng uốn lượn hình Rồng dọc bờ biển thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, với diện tích khoảng 230ha, chiều dài theo bờ biển 3.800m, một địa danh đã từ lâu nức lòng khách nhàn du...



Bãi biển Khai Long nằm phía biển Đông trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đứng ở bãi Khai Long, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn trọn vẹn hình dáng, vẻ đẹp hoang sơ của cụm đảo Hòn Khoai hùng vĩ. Khai Long có bãi biển cát vàng tương đối bằng phẳng, cường độ sóng không lớn. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp Khai Long phát triển loại hình du lịch biển. Vùng đất Khai Long màu mỡ rất thích hợp cho các loại cây ăn trái phát triển. Khai Long là khu du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng. Đến với Khai Long, du khách chỉ mất khoảng 1 giờ 30 phút đi từ Tp.Cà Mau bằng ca-nô.



Khai Long được tạo hóa ban tặng cho một vị trí rất đặc biệt. Đứng ở bờ biển, khi bình minh ló dạng, du khách sẽ thấy mặt trời tròn như vành thúng chói đỏ nhô lên từ mặt biển phía đông, và khi chiều xuống, cũng ở vị trí ấy, ta lại thấy vầng kim ô vàng rực từ từ lặn xuống mặt biển phía tây. 


Khai Long có bãi cát rộng mênh mông với chiều dài 3km. Hằng năm, cát cứ lấn dần ra biển như muốn nối liền với đảo Hòn Khoai.


Vào những ngày thủy triều xuống, cát vàng phơi mình trên nắng chạy dài hàng chục ki-lô-mét với những hình thù kỳ lạ và đẹp mắt. Ở đây còn có nhiều loài đặc sản quý hấp dẫn du khách như tôm, cua, các loại cá, nghêu, sò huyết, vọp, ốc len…

 

Tháng 8-2005, công ty Công Lý do ông Lý Thanh Dân làm Giám đốc đã đầu tư thành lập khu du lịch mang tên Lý Thanh Long trên vùng đất Khai Long này với tổng diện tích 76ha, trong đó dành 26ha xây dựng khu du lịch gồm nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… còn lại 50ha là khu nuôi trồng thủy sản - có thể nói đây vừa là khu trang trại kết hợp du lịch sinh thái với tổng vốn đầu tư 24 tỷ đồng. Khu du lịch đã đón hàng chục ngàn lượt người về đây tham quan nghỉ dưỡng tạo nên sự trù phú cho vùng đất giàu tiềm năng du lịch sinh thái này.


Bạn có muốn về đây nằm nghe sóng biển rì rào, ăn vài con nghêu nướng thơm lừng, nhâm nhi món vọp luộc mùi gừng, cắn chiếc càng cua mọng thịt hay ăn sò huyết nhúng nước sôi với vài ba xị đế và cảm thấy mình như đang đi vào cõi bồng lai với những mộng mơ đời người. Hãy một lần đến với Khai Long. Đến với Khai Long bạn sẽ cảm nhận những điều này...

Cùng về miền Tây thưởng thức các món ngon chế biến từ chuột đồng

Ngoài món nướng, chuột đồng còn mê hoặc thực khách với hàng chục cách chế biến khác nhau như luộc ép lá chanh, áp chảo, rang muối..

Thịt chuột luộc ép lá chanh 



Sau khi làm sạch, chuột được luộc chung với nước mưa. Chuột chín, vớt ra, để ráo, rồi xếp lên thớt, cho lá chanh lên trên. Dùng một cái thớt khác, lèn chặt cho chuột chảy bớt nước mỡ. Để như thế vài giờ rồi tách thớt, lấy chuột chặt nhỏ, rắc lá chanh lên trên. Món này khi ăn kèm muốn tiêu chanh, thịt thơm, ngọt, dai chắc như thịt gà.

Chuột đồng áp chảo 


Loại chuột thường dùng để áp chảo là chuột cống nhum. Sau khi làm sạch, chuột ướp với ngũ vị, tiêu, đường, tỏi, muối, bột ngọt, mật ong... Để khoảng 2-3 tiếng cho thịt thấm đều gia vị rồi chiên chín với chảo không dính hay chảo áo một lớp dầu mỏng. Chuột đồng áp chảo có vị thơm, ngon, béo ngậy không khác heo sữa nướng.

Chuột đồng rang muối


Sau khi làm sạch, chuột được chặt thành từng miếng nhỏ, ướp với hỗn hợp gồm muối, chanh, ngũ vị hương bột ngọt... cho thấm rồi rang chín trên lửa lớn. Món ăn này không chỉ có hương thơm khó cưỡng, vị đậm đà mà thịt chuột dai mềm, săn chắc.

Chuột xào xả ớt


Chuột đồng làm sạch để ráo nước, ướp với sả ớt bằm nhuyễn, rồi thêm muối, bột ngọt, đường, nước mắm ngon. Đợi khoảng 30 phút cho gia vị ngấm rồi chiên trên lửa riu riu. Khi chiên, đảo đều để thịt chuột chín đều vàng. Món này có hương thơm của sả, cay nồng của ớt, béo ngậy của thịt, ăn cùng bánh tráng nướng hay cơm đều ngon.




Chuột quay lu 


Để chế biến món chuột quay lu phải chọn những chú béo múp. Làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay. Trong lúc quay, liên tục thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng thì chuột chín. Mở nắp lu, những chú chuột đồng chín vàng, mùi thơm hấp dẫn. Bày chuột ra đĩa, dùng kèm với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo. 


Chuột nướng



Thịt chuột sau khi thui rơm, làm sạch, ướp với muối hột, kẹp vào thanh tre nướng trên đống than đỏ rực. Khi chuột gần chín, trộn muối hạt, sả băm nhuyễn rang với ít mật ong phết lên trên. Khi ăn, xé từng miếng thịt chuột nướng nóng hổi, kẹp chung với các món rau răm, rau thơm, khế, xoài xanh, chuối chát, chấm muối sả.

Chuột khìa nước dừa


Chuột sau khi bắt về, bẻ răng, lột da rồi khoét một lỗ nhỏ dưới bụng, móc hết ruột ra. Sau đó, trộn hỗn hợp gồm hành tỏi, ngũ vị hương, đường, muối, bột ngọt dồn vào bụng chuột, rồi cho vào chảo, chiên chín. Khi chuột vàng đều, vớt khỏi chảo, xếp vào nồi, đổ nước dừa ngập thịt chuột, hầm lên lửa liu riu. Khi cạn nước, tiếp tục châm nước dừa, đun sôi rồi bắc xuống, cho đậu phộng rang chín vào. Món này ăn kèm với xá lách rau thơm, muối chanh tiêu hay nước chấm tỏi ớt.

Chuột nướng chao


Chuột săn hay mua về, làm sạch, ướp cùng ngũ vị hương, tiêu, ớt, sả, đường, bột ngọt ướp cho ngấm. Độ 30 phút sau nướng chuột trên lửa than hồng. Chao bóp nhuyễn, trộn ít mỡ heo, phết từ từ lên mình chuột. Khi nướng, trở đi trở lại khi chuột chín vàng, giòn rụm. Món này dùng kèm rau thơm và chao.

Chuột xào lăn


Sau khi làm sạch, thịt chuột được chặt ra miếng nhỏ vừa ăn, ướp với bột cà ri, ngũ vị hương, sả, ớt. Bắc chảo mỡ phi hành tỏi rồi đổ thịt vào xào. Thịt vừa chín tới, rưới nước cốt dừa, gạt bớt lửa cho nước dừa ngấm đều vào thịt. Món này ăn nóng kèm với rau thơm, chuối non xắt mỏng.

Chuột xào lá cách


Chuột làm xong để ráo, mang băm nhuyễn, ướp cùng bột cà ri, tỏi, sả, đậu phộng rang vàng, đâm nhỏ, gia vị vừa ăn. Khử mỡ hành, tỏi, cho thịt chuột vào xào khô, khi chín cho lá cách xắt nhuyễn vào trộn đều, nhắc xuống. Món này ăn nóng kèm bánh tráng nướng.

Ngoài các món trên, thịt chuột còn có thể chề biến thành hàng loạt món ngon như thịt chuột đông, chuột giả cầy, chuột rán, chuột xào chua ngọt, sốt cà chua, nhúng dấm, thịt nhồi chiên nướng, giò/chả chuột.